Ngày nay việc áp dụng các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải ra ngoài môi trường là vô cùng quan trọng. Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn và nhiều giai đoạn diễn ra một cách khoa học có thể giảm tối đa hàm lượng chất độc thải ra môi trường, giúp bảo vệ môi trường trong lành, sạch sẽ. Vậy các công đoạn xử lý nước thải bao gồm những hoạt động gì và có phương pháp xử lý nước thải nào. Mời bạn đọc đón xem chia sẻ của Toàn Á thông qua bài viết dưới đây.
A- CHI TIẾT CÁC CÔNG ĐOẠN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
1. ĐIỀU LƯU
Điều lưu công đoạn đầu tiện trong phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt, là hoạt động kiểm soát nguồn nước thải ô nhiễm, kiểm soát những biến động về đặc tính, kiểm soát những rác thải kích thước lớn để đảm bảo quá trình xử lý tiếp theo diễn ra dễ dàng.
Điều lưu để tránh sự biến động về số lượng nước thải theo giờ, tránh sự biến động về các tạp chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến việc xử lý. Kiểm soát độ pH của nước thải để tạo điều kiện cho việc tối ưu các quá trình sinh hóa sau đó. Bể điều lưu còn là nơi cố định các chất độc ô nhiễm giúp cho hiệu suất đạt được tốt hơn.
2. TRUNG HÒA
Tại sao cần phải trung hòa? Đó là bởi nước thải thường có nồng độ pH không thích hợp cho quá trình xử lý nước thải sinh hoạt do đó cần phải được trung hòa, và trung hòa bằng nhiều cách khác nhau:
Có thể trộn lẫn nước thải có pH axit với nước thải có pH bazo. Khi trộn hai loại này với nhau ta đạt được mục đích trung hòa. Tuy nhiên quá trình này đỏi hỏi bể chứa phải đủ lớn.
Có thể trung hòa nước thải axít bằng cách cho chảy qua một lớp đã vôihoặc cho dung dịch vôi vào nước thải sau đó vôi được tách bằng phương pháp để lắng.
Có thể trung hòa nước thải kiềm, sử dụng các axit mạnh, hoặc cũng có thể dùng CO2 để trung hòa nước thải kiềm. Khi sục CO2 vào sẽ tạo thành H2CO3 và trung hòa được nước thải.
3. KEO TỤ TẠO BÔNG CẶN
Nước thải có chứa những hạt keo mang điện tích âm do đó ngăn cản nó không cho va chạm và kết hơp lại với nhau làm cho dung dịch được giữ ở trạng thái ổn định. Việc cho thêm phèn làm cho dung dịch mất đi tình ổn định, làm tăng sự kết hợp giữa các hạt tạo ra những bông cặn đủ lớn dễ dàng cho việc lọc và loại bỏ những lắng cặn.
4. KẾT TỦA
Kết tủa là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt dùng để loại bỏ những kim loại nặng bằng các kết tủa hidroxit. Khi hoàn thành quá trình này, người ta cho thêm bazo vào để nước thải đạt đến độ pH mà kim loại nặng cần phải loại bỏ có khả năng hòa tan thấp nhất.
5. TUYẾN NỐI
Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt này dùng để loại bỏ các chất nổi như dầu mỡ, rất rắn lơ lửng, cô đặc, loại bỏ bùn. Ở đây sẽ xảy ra quá trình các hạt dầu mỡ và các chất rắn lơ lửng kết dính với các bọt khí để nổi lên trên và bị thanh gạt gạt ra để loại bỏ chúng ra khỏi nước thải.
6. LẮNG
Lắng là công đoạn quan trọng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng. Có 2 loại bể lắng là bể tròn, bể chữ nhật. Quá trình lắng còn kết hợp với cả quá trình tạo bông cặn do đó cần đưa vào một số hóa chất để hiệu suất đạt được cao nhát.
7. SỤC KHÍ
Quá trình sục khí trong xử lý nước thải sinh hoạt giúp cung cấp oxy để phân hủy chất hữu cơ, giúp cho việc khử sắt, magnesium, kích thích quá trình oxy hóa các chất hữu cơ khó phân hủy bằng con đường sinh học, tạo được lượng DO đạt yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường. Có thể sục khí bằng cách khuếch tán hoặc khuấy đảo.
8. XỬ LÝ CẤP 3
Xử lý cấp 3 bao gồm 3 hoạt động đó là:
Lọc: Lọc để loại bỏ các chất rắn lơ lửng từ bông cặn, khử bớt nước của bùn lấy ra từ bể lắng. Lọc diễn ra theo quy trình cho nước thải đi qua mọt vật liệu có lỗ rỗng từ đó các chất rắn có kích thước lớn sẽ bị giữ lại. Hai loại bể lọc thông dụng được sử dụng đó là bể lọc cát và trống quay.
Hấp phụ: Hấp phụ nhằm loại bỏ các mảnh hữu cơ nhỏ khó loại bỏ bằng phương pháp sin học trong thải công nghiệp. Nguyên tắc chủ yếu của phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt này đó là bề mặt của các chất rắn khi tiếp xúc với nước thải có khả năng giữ lại các chất hòa tan trong nước thải trên bề mặt của nó. Chất hấp phụ thường được sử dụng là than hoạt tính dạng hạt. Tùy theo đặc tính của nước thải mà chúng ta chọn loại than hoạt tính tương ứng.
Trao đổi ion: Là quá trình ứng dụng nguyên tắc thuân nghịch của chất rắn và chất lỏng mà không làm thay đổi cấu trúc của chất rắn. Ứng dụng phương pháp này để loại bỏ cation và anion trong nước thải. Nước thải được cho chảy qua nhựa trao đổi ion cho đến khi nào các chất ion cần loại bỏ trong nước thải biến mất.
Đây là các công đoạn của quy trình xử lý nước thải sinh hoạt. Nếu bạn có nhu cầu cần xử lý nước thải sinh hoạt thì hãy liên hệ với Toàn Á để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn tận tình, chu đáo.
Hotline: 0913.543.469
Email:
[You must be registered and logged in to see this link.]Địa chỉ: Km12, Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.